Posted on 687  

Nếu bạn đã và đang sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại thì bạn cũng hiểu rằng bảo dưỡng ô tô là vô cùng quan trọng. Nếu như không bảo dưỡng kịp thời chắc chắn sẽ có những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Những thống kế về tai nạn do ô tô gây ra phần lớn cũng là do các bộ phận trong ô tô không được bảo dưỡng, bảo trì đúng cách. Chính bởi vậy, người đi ô tô không thể xem nhẹ quy trình bảo dưỡng ô tô được. Đừng để có vấn đề gì đó mới mang đi sửa chữa thì sẽ rất mất thời gian và gây lãng phí tiền của.

Một trong những lỗi hay gặp ở ô tô đó chính là xe ô tô đề khó nổ máy. Chắc chắn bạn đã từng gặp phải tình trạng này khi đi ô tô phải không nào? Vậy tình trạng khó đề này bắt nguồn từ đâu và cách xử lý ra sao? Để biết tất tần tật về những lỗi này cũng như cách khắc phục an toàn, hữu hiệu các bạn không thể bỏ qua bài tổng hợp dưới đây của chúng tôi nhé!

Lý giải vì sao xe ô tô đề khó nổ máy

Nguyên nhân thường gặp là ắc quy bị yếu

Xe ô tô đề khó nổ máy

Ắc quy ô tô bị yếu là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến xe ô tô đề khó nổ. Nếu tắt máy xe nhưng quên tắt các thiết bị điện trên xe như đèn xe, điều hoà xe, màn hình xe, loa xe… thì các thiết bị này sẽ vẫn tiếp tục sử dụng điện từ ắc quy để hoạt động.

Trong khi đó, do động cơ đã tắt nên ắc quy sẽ không được nạp điện, dẫn đến ắc quy bị yếu điện, hết điện. Vì vậy đến lúc cần nổ máy xe thì ắc quy sẽ không đủ điện để kích hoạt động cơ, dẫn đến tình trạng xe khó nổ máy hoặc không thể nổ máy. Để xử lý trường hợp này có thể sử dụng bộ kích điện ô tô hoặc nhờ một xe ô tô khác hỗ trợ kích điện.

Bên cạnh đó, các đầu cực ắc quy bị mòn; dẫn đến kết nối kém cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe ô tô đề khó nổ. Các đầu cực của ắc quy sẽ dần dần bị ăn mòn theo thời gian. Tương tự sau nhiều năm sử dụng ắc quy cũng bị yếu dần bởi tuổi thọ có hạn. Đầu cực bị ăn mòn, ắc quy bị yếu (đến hạn thay mới) sẽ cấp điện hay dẫn điện rất kém khiến ô tô đề khó nổ. Cách duy nhất để khắc phục tình trạng này là thay ắc quy mới càng sớm càng tốt.

Xe ô tô đề khó nổ máy

Củ đề trong xe ô tô có vấn đề

Hãy lắng nghe âm thanh khi xe nổ máy. Nếu xe oto đề khó nổ đi kèm với tiếng lách cách hay tạch tạch thì khả năng cao là củ đề xe ô tô đã bị lỗi. Thông thường lỗi này sẽ gây hiện tượng xe oto sáng đề khó nổ, xe ô tô khó nổ lúc máy nguội… Nguyên nhân có thể vì chổi than củ đề bị mòn, rơ le đề bị hỏng, vả đề bị hỏng hay các mối nối bị hoen gỉ… Để xử lý nên đưa đến garage kiểm tra. Trong trường củ đề xe hỏng nặng tốt nhất nên thay mới.

Rơ le hoặc bơm nhiên liệu bị hỏng

Khi bơm nhiên liệu (bơm xăng hoặc bơm cao áp) hoặc rơ le bị lỗi; nhiên liệu sẽ không được phun hoặc phun với lưu lượng không đủ để quá trình cháy diễn ra. Điều này dẫn đến tình trạng đề xe ô tô khó nổ.

Bugi/bô bin đánh lửa bị lỗi 

Để quá trình đốt nhiên liệu diễn ra trong xy lanh động cơ cần có 3 yếu tố: khí, nhiên liệu và nhiệt. Nếu bô bin đánh lửa ô tô hoặc bugi ô tô bị trục trặc thì buồng đốt sẽ không có tia lửa điện hoặc tia lửa điện yếu khiến hỗn hợp khí và nhiên liệu không được đốt cháy hoặc đốt cháy chậm. Đây chính là nguyên nhân khiến xe oto đề không nổ máy hay khó nổ máy, đề dài mới nổ máy.

Bugi/bô bin đánh lửa bị lỗi 

Kim phun nhiên liệu bị cháy hoặc bị tắc

Để xe ô tô hoạt động cần có nhiên liệu. Khi nhiên nhiên liệu không thể vào hay vào buồng đốt xy lanh động cơ với lưu lượng không đủ thì động cơ xe sẽ không thể hoạt động. Kim phun nhiên liệu trong động cơ thường bị bẩn sau một thời gian dài sử dụng. Nếu không được vệ sinh định kỳ sẽ dễ dẫn đến tình trạng kim phun bị bẩn gây tắc nghẽn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phun nhiên liệu vào buồng đốt. Vì vậy khi bị lỗi này, xe ô tô thường đề khó nổ, đề chậm nổ.

Có thể do hệ thống chống trộm/chìa khoá xe bị lỗi

Ngày nay hầu như mẫu xe ô tô nào cũng được trang bị nhiều công nghệ chống trộm; như hệ thống báo động, hệ thống mã hóa khoá động cơ… Dù hiếm khi bị lỗi nhưng cũng có trường hợp hệ thống chống trộm bị lỗi; làm xe ô tô không đề máy được. Bên cạnh đó với những xe ô tô sử dụng chìa khoá thông mình và khởi động bằng nút bấm; nếu chìa khoá bị hư hỏng hay hết pin thì xe sẽ không thể nổ máy.

Cần số không chuyển về vị trí số P

Trong một số trường hợp, cần số không chuyển về vị trí số P; người lái không đạp chân côn xe (với xe hộp số sàn) hay không đạp chân phanh xe (với xe hộp số tự động); cũng sẽ khiến xe oto đề không nổ máy. Do đó người lái cần nắm rõ về các bước nổ máy xe ô tô đúng cách; để quá trình này diễn ra nhanh chóng và an toàn.

Nguyên nhân xe ô tô đề khó nổ máy

Giải pháp tránh các lỗi xe đề khó nổ/không nổ

Để phòng tránh lỗi xe ô tô đề không nổ hay khó nổ nên lưu ý:

Khi tắt động cơ xe hãy tắt tất cả các thiết bị điện, ngay cả đèn xe

Thay ắc quy ô tô sau 100.000 km hoặc 4 năm sử dụng

Kiểm tra, vệ sinh bugi ô tô định kỳ sau mỗi 20.000 km, thay bugi sau mỗi 40.000 – 100.000 km

Kiểm tra, vệ sinh kim phun nhiên liệu ô tô định kỳ sau mỗi 20.000 km

Kiểm tra rơ le, bơm nhiên liệu… định kỳ sau mỗi 20.000 km

Trong trường hợp phát hiện xe có dấu hiệu đề máy khó nổ; nên chủ động kiểm tra hoặc đưa xe đến garage kiểm tra càng sớm càng tốt. Đó là những chia sẻ của chúng tôi, hi vọng sẽ hữu ích cho các bạn. Hãy theo dõi những bài chia sẻ về bảo dưỡng ô tô của chúng tôi trong những bài tiếp theo nhé!

Nguồn: Danchoioto.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *