Posted on 1,027  

Trong khi nhiều người lái xe thích số tự động hơn và các nhà sản xuất xe hơi đang cung cấp ít mẫu xe có lẫy chuyển số hơn; hộp số tay vẫn được nhiều người ưa thích hơn do hai lý do chính: sự tham gia của người lái và việc bảo dưỡng, sửa chữa rẻ hơn. Bàn đạp ly hợp là nơi tất cả bắt đầu. Nó cung cấp cho người lái khả năng sang số bằng tay trong khi lái xe. Một số kỹ năng cần thiết để lái xe sang số và vận hành ly hợp. Như một phần thưởng, người lái xe kết nối trực tiếp với chiếc xe để mang lại trải nghiệm lái xe thú vị hơn.

Một nhược điểm tiềm ẩn của việc sử dụng xe hộp số tay có ly hợp là đôi khi việc điều chỉnh bàn đạp ly hợp sẽ trở nên cần thiết. Ngoài ra, có khả năng phải thay thế toàn bộ cụm ly hợp nếu sự cố trở nên quá nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về chỉnh côn xe ô tô, các bạn hãy đọc ngay bài tổng hợp dưới đây của chúng tôi nhé! Chắc chắn sẽ là những thông tin vô cùng hữu ích cho bạn về bảo dưỡng xe ô tô.

Hướng dẫn điều chỉnh chiều cao đòn mở

Chân côn ô tô

Để kiểm tra cần sử dụng thước cặp để đo đầu đòn mở tới bề mặt làm việc của đĩa ép và phải nằm trong phạm vi cho phép theo hãng đã quy định. Nếu khoảng cách ở các đòn mở không bằng nhau thì phải chỉnh lại và không được chênh lệch quá 0.3mm. Đòn mở được lắp trên bu lông, có thể thay đổi chiều cao bu lông để thay đổi chiều cao của đòn mở. Hoặc nếu đầu đòn có các bu lông điều chỉnh thì chỉ cần nới đai ốc để điều chỉnh bu lông ra/vào tùy theo hướng cần điều chỉnh.

Hướng dẫn điều chỉnh hành trình bàn đạp chân côn

Hành trình tự do của chân côn xe ô tô là khoảng cách từ bàn đạp đến vị trí mà vòng bi triệt tiêu hết các khe hở tự do (lúc bắt đầu tiếp xúc với đầu đòn mở), người lái khi nhấn bàn đạp chân côn sẽ cảm thấy nặng. Sau đó, hành trình tiếp theo tới sát sàn xe ô tô gọi là hành trình làm việc (để cắt côn hoàn toàn). Và tổng hai hành trình đó là hành trình tổng cộng.

Hiểu vê chân côn

Bước 1: Căn chỉnh đúng vị trí

Đầu tiên, dùng thước kê vuông góc với sàn xe đo độ cao của bàn đạp côn. Nếu chiều cao đúng chuẩn theo quy định của từng hãng xe thì được. Nếu không chuẩn thì phải chỉnh lại chiều cao sao cho đúng chuẩn bằng cách thay đổi chiều dài bu lông tỳ cần.

Bước 2: Đo khoảng cách

Sau đó, nhờ một người khác đạp chân côn hết xuống sàn; để đo khoảng cách hành trình tổng cộng lại. Nếu hành trình tổng cộng của chân côn ô tô thấp hoặc cao hơn bình thường; cần cân bằng lại chiều dài hành trình tự do của chân côn; ví dụ đối với với các loại xe Toyota chiều dài hành trình tự do chân côn là 5 – 15mm.

Nếu không đúng theo chuẩn mà các hãng xe đã quy định; thì cần thay đổi chiều dài của thanh kéo bằng vít chỉnh. Đối với các cấu tạo thủy lực; cần chỉnh bằng cách nới ốc hãm vặn vít điều chỉnh để thay đổi chiều dài ty; đẩy nối từ bàn đạp ly hợp tới piston xy lanh chính. Ngoài ra, đối với các loại dẫn động phanh thủy lực; bạn cần kiểm tra hành trình dịch chuyển bàn đạp. Sau đó tính từ khi nhấn côn tới khi ty đẩy bắt đầu tác dụng tới piston xy lanh. Hành trình chuẩn thường là 1 – 5mm.

Đầy đủ vê chân côn ô tô

Cách xả khí sau khi chỉnh chân côn ô tô

Sau khi đã điều chỉnh chân côn ô tô cần tiến hành xả khí. Đó là để đảm bảo không ảnh hưởng tới khả năng hoạt động chân côn. Để xả khí cần lắp ống nhựa vào ống xả khí. Đầu còn lại cắm vào lọ hứng dầu phanh. Sau đó, nhờ người khác nhấn bàn đạp côn và giữ nguyên. Cùng đó nới ốc xả khí đến khi thấy dầu phanh chảy ra thì vặn lại ốc thoát khí.

Trên đây là những hướng dẫn chỉnh côn xe ô tô; để giúp hệ thống chân côn ô tô hoạt động hiệu quả. Sau thời gian dài sử dụng, xe dễ bị các bệnh về côn xe ô tô; ví dụ như chân côn bị kẹt, bị nặng, xe bị trượt côn… Nếu thấy các dấu hiệu bất thường liên quan đến bộ ly hợp; bạn nên đưa xe đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

Nguồn: Danchoioto.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *