Posted on 736  

Hiện nay, lắp ráp ô tô là ngành có nhu cầu lớn. Do nhu cầu của mua ô tô ngày càng tăng nhanh. Vì thế, nhiều công ty lắp ráp ô tô đã ra đời. Bên cạnh việc có thêm nhiều công ty lớn đổ về Việt Nam trong lĩnh vực này thời gian qua, nhiều người nhận thấy ngành lắp ráp xe ngày càng hot. Nhưng liệu rằng nghề này có đủ mạnh để phát triển? Ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với IBG nhé. Bạn sẽ được giải đáp chi tiết nhất.

Nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng tăng cao

Tịa Việt Nam, nhu cầu mua sắm ô tô ngày càng lớn. Song song với việc dùng ô tô di chuyển thì dịch vụ sửa chữa, lắp ráp cũng phát triển đồng thời. Chính vì thế, lắp ráp ô tô đang ngày càng có nhiều cơ hội phát triển hơn. Đó là sự tích cực cho những người kỹ sư láp ráp tại đất nước.

Mặt khác, với sự thay đổi trong chính sách kinh doanh của nhiều quốc gia, Việt Nam đã có thêm cơ hội. Chúng ta có thể đón nhận nhiều dự án láp ráp ô tô lớn từ nước ngoài. Nhiều công ty, xí nghiệp ra đời trong giai đoạn này đang có các hợp đồng giá trị.

Tuy nhiên, liệu ngành nghề này có nhu cầu đủ lớn để phát triển lâu bền? Câu hỏi này đang được nhiều người quan tâm. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng các bạn đi tìm lời giải đáp. Hãy đọc kĩ để có được thông tin đáng chú ý nhé.

Gần bùng nổ nhu cầu ô tô

Nhu cầu dùng ô tô tăng có lợi cho lắp ráp ô tô

Theo công bố của Hiệp hội ô tô Đông Nam Á (AAF), năm 2020, tổng doanh số xe bán ra tại khu vực đạt hơn 2,4 triệu chiếc. Như vậy là giảm 29% so với năm 2019. Số lượng này được tính ở 8 thị trường. Bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Dẫn đầu khu vực là Thái Lan với doanh số bán ra đạt gần 800.000 xe, tiếp đến là Indonesia với gần 600.000 xe, Malaysia với khoảng 550.000 xe.

Việt Nam tăng mạnh nhu cầu ô tô

Nhờ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tốt, đi kèm chính sách hỗ trợ kịp thời, doanh số ô tô giảm nhẹ. Điều này giúp Việt Nam vượt qua Philippines, trở thành quốc gia bán nhiều ô tô thứ 4 trong khu vực ASEAN với 296.634 xe.

Tuy nhiên, thống kê nêu trên của AAF chưa tính số lượng xe Hyundai (TC Motor) và VinFast (không báo cáo doanh số theo hệ thống của VAMA). Do vậy, nếu gộp cả hai thương hiệu này, thực tế doanh số ô tô tại Việt Nam lên tới 407.487 chiếc trong năm 2020. Bao gồm cả xe thương mại). Nó giúp thu hẹp khoảng cách so với các quốc gia xếp trên về doanh số.

Đủ nhu cầu cho ngành lắp ráp 

Trong một nghiên cứu mới đây, Công ty Chứng khoán SSI ước tính, ngành ôtô sẽ tăng trưởng 16,3% so với cùng kỳ về sản lượng tiêu thụ trong năm 2021. Đồng thời đưa ra nhận định, quy mô thị trường đã đủ lớn để các nhà sản xuất chuyển từ nhập khẩu sang lắp ráp trong nước.

Lắp ráp ô tô tại xưởng
lap-rap-hyundai-tucson-ckd-2017-ninh-binh

Cũng theo báo cáo này, hiện trên thị trường Việt Nam có 6 thương hiệu mạnh chiếm 90% thị phần gồm: Thaco, Hyundai, Toyota, Mitsubishi, Ford, Honda. Doanh số bình quân xấp xỉ 30.000 – 60.000 chiếc/năm. Nó vượt qua điểm hòa vốn đối với xe lắp ráp trong nước (theo ước tính trước đây là 30.000 – 40.000 chiếc/năm cho một nhà máy lắp ráp hoặc 10.000 – 20.000 chiếc/năm cho mỗi mẫu xe).

Nhóm này còn dự đoán, thị trường ô tô Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Nguyên do là thu nhập bình quân đầu người đang tăng nhanh. Dự kiến ở mức 8 – 10%/năm trong vòng 10 năm tới.

So sánh với các quốc gia trong khu vực, mức thu nhập hiện nay đang tiến rất gần tới điểm bùng nổ về nhu cầu mua ô tô. Ô tô sẽ sớm chuyển từ mặt hàng xa xỉ với chỉ 34 xe/1.000 người vào năm 2020. Ô tô sẽ trở thành mặt hàng tiêu dùng phổ biến. Dự báo tỷ lệ sở hữu xe cao như các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, sản lượng sản xuất xe trong nước tăng nhanh. Điều này đang dần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này có thể giúp giá xe ngày càng rẻ hơn. Ngoài ra, các chính sách cũng đang hướng tới việc giảm dần thuế/phí đối với ô tô…

Lo lắng về chi phí và chất lượng sản xuất

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, tuy thị trường ô tô hiện nay chưa đủ lớn để các nhà sản xuất chuyển dịch từ nhập khẩu sang lắp ráp trong nước nhưng có một “điểm sáng” là sản phẩm ô tô điện của VinFast. Ô tô điện không đòi hỏi công nghệ, linh kiện cao hơn, nhiều hơn so với động cơ xăng, dầu diesel.

Chia sẻ của chuyên gia

“Dù việc sản xuất ô tô điện không hề đơn giản song gần như hướng đi này có điểm xuất phát như nhau. Nếu cứ bám theo sản xuất ô tô truyền thống khi các nước đã phát triển trước cả hàng chục năm thì Việt Nam chưa biết khi nào đuổi kịp”, ông Long chia sẻ thêm.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban Chính sách, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, nói thị trường đã đủ lớn để đẩy mạnh lắp ráp ô tô là chưa đầy đủ.

chi phí ảnh hưởng đến lắp ráp ô tô

Bởi, đẩy mạnh sản xuất hay không phụ thuộc vào cả chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp đều có quyền lựa chọn giữa lắp ráp và nhập khẩu. Trước đây, khi thị trường còn khiêm tốn, các hãng vẫn đầu tư sản xuất chứ không cần đủ lớn. Bởi khi đó, chi phí nhập khẩu xe rất cao nên các hãng phải sản xuất.

Nhưng hiện nay, khi thị trường lớn hơn, doanh số tốt hơn. Trong khi Nhà nước gỡ bỏ hàng rào xe nhập thì doanh nghiệp sản xuất vẫn chưa đủ năng lực cạnh tranh. Vì thế mới xảy ra câu chuyện, dù thị trường có lớn nhưng năng lực cạnh tranh kém doanh nghiệp vẫn không muốn sản xuất.

Chi phí và chất lượng

“Có thể nói, thị trường hiện nay đang tốt dần lên. Nhà nước mong muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa linh kiện để lắp ráp xe bán ra thị trường. Để bán được xe, thị trường phải tăng trưởng ổn định. Khi đó các hãng mới yên tâm đầu tư. Điều này đang tốt dần lên, đến một lúc nào đó sẽ đủ lớn. Nhưng vấn đề cốt yếu là ô tô, linh kiện sản xuất trong nước có cạnh tranh được với hàng nhập khẩu hay không. Đây chính là câu chuyện về chất lượng và chi phí. Chất lượng qua kinh nghiệm, tích lũy… rồi cũng sẽ làm được. Nhưng chi phí lại phụ thuộc vào sản lượng, mà sản lượng lại phụ thuộc vào thị trường. Nếu để diễn ra tự nhiên thì quá trình này rất lâu”, ông Hiếu phân tích.

Để phát triển công nghiệp ô tô, theo ông Hiếu phải đi từ gốc là ngành công nghiệp linh kiện. Muốn phát triển được công nghiệp linh kiện cần phải có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời phải có sự hỗ trợ từ nhà cung ứng linh kiện trong nước (cả doanh nghiệp nội lẫn FDI).

“Doanh nghiệp ô tô có thể chung tay cùng một số nhà cung ứng linh kiện trong nước để hạ chi phí sản xuất. Nhưng vẫn cần sự chung tay của Nhà nước. Có thể thông qua hỗ trợ thuế để giảm thêm chi phí. Khi doanh nghiệp sản xuất linh kiện thấy rằng có lợi nhuận xứng đáng họ sẽ làm”, ông Hiếu nói.

Nguồn: dantri.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *